Kế hoạch Phòng, chống dịch cúm A(H7N9)

Thực hiện Công văn số 149/PGD&ĐT-CM ngày 04 tháng 04 năm 2017 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Tp Kon Tum về việc Phòng, chống dịch cúm A(H7N9) trên địa bàn thành phố Kon Tum.
Tài liệu đính kèm: Tải về

      Để thực hiện tốt chương trình bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh toàn trường. Trường Tiểu học Phan Chu Trinh xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU:

     1. Mục tiêu chung:

          - Phát hiện sớm, xử lý kịp thời không để dịch lây lan,hạn chế đến mức thấp nhất tử vong do dịch cúm A(H7N9).

          - Nâng cao kiến thức toàn bộ cán bộ giáo viên về phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường ,vệ sinh ATTP trong nhà trường.

          - Sẵn sàng đối phó khi dịch bệnh xảy ra trong mọi tình huống

     2. Mục tiêu cụ thể:

          - Phấn đấu giảm đến mức thấp nhất tỉ lệ HS mắc bệnh, dịch. Phát hiện sớm ca bệnh để phối hợp điều trị kịp thời, bảo đảm sức khỏe cho học sinh.

II. KẾ HOẠCH CỤ THỂ:

     1.Tình huống 1:Chưa có trường hợp bệnh trên người.      

           - Nhà trường đã thành lập ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm A(H5N7)

         - Từng thành viên trong ban chỉ đạo đã phố kết hợp chặt chẽ với giáo viên, hội cha mẹ học sinh các lớp triển khai các biện pháp phòng chống cúm A(H7N9) trong nhà trường.

          - Tăng cường giám sát kiểm tra gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập và lưu hành của chủng virút cúm A(H7N9).

          - Tăng cường giám sát các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính không rõ nguyên nhân.

          - Củng cố, kiện toàn các ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh tại trường.

          - Chuẩn bị sẵn sàng kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện, kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.

          - Chủ động lồng ghép tuyên truyền các nội dung phòng chống cúm A(H7N9) tới tất cả các giáo viên và học sinh trong trường.

          - Tuyên truyền trực tiếp đến từng giáo viên, học sinh và gửi đến mail, đăng lên website của nhà trường kế hoạch và biện pháp phòng ngừa dịch bệnh.

      2. Tình huống 2: Có các trường hợp nhiễm cúm A(H7N9) trên người nhưng chưa phát hiện lây từ người sang người.

          - Tăng cường giám sát các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính không rõ nguyên nhân. Đặc biệt thực hiện tốt việc giám sát người, động vật và hàng hóa tại các khu vực giáp danh, đầu mối giao thông.

          - Thực hiện triển khai các biện pháp cách ly chặt chẽ các trường hợp mắc bệnh , theo dõi chặt chẽ sức khỏe các trường hợp tiếp xúc.

          - Thường xuyên cập nhật thông tin, bổ xung các thông điệp truyền thông,khuyến cáo phòng, chống dịch phù hợp với các đối tượng nguy cơ và tình hình dịch bệnh.

         - Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền trực tiếp, kịp thời cung cấp thông tin để toàn thể cán bộ giáo viên không hoang mang lo lắng thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh.

          - Thực hiện báo cáo hàng ngày, hàng tuần và chia sẻ thông tin kịp thời.

      3. Tình huống 3: Phát hiện có các trường hợp nhiễm cúm  A(H7N9) lây từ người sang người nhưng ở phạm vi hẹp hoặc những ca đơn lẻ.

          - Tổ chức khoanh vùng ổ dịch, triển khai các biện pháp hạn chế đi lại khi cần thiết, áp dụng các biện pháp phòng bệnh rộng rãi, bắt buộc đối với toàn bộ cán bộ giáo viên trong toàn trường.

           - Tăng cường giám sát chùm ca bệnh viêm đường hô hấp không rõ nguyên nhân tại cộng đồng.

        - Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền trực tiếp, kịp thời cung cấp thông tin để toàn thể cán bộ giáo viên không hoang mang lo lắng thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh.

          - Căn cứ vào dự báo tình hình dịch tiếp tục bổ sung kinh phí, vật tư hóa chất, phương tiện,kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chông dịch.

          - Tổ chức các đoàn kiểm tra giám sát , hướng dẫn tại nơi công tác.

          - Thực hiện báo cáo hàng ngày, hàng tuần, và chia sẻ thông tin kịp thời.

       4. Tình huống 4: Dịch bùng phát ra cộng đồng

             - Tổ chức họp ban chỉ đạo phòng chống dịch hàng ngày để thống nhất chỉ đạo triển khai các hoạt động tại địa phương.

          - Tổ chức khoanh vùng ổ dịch, triển khai các biện pháp hạn chế đi lại khi cần thiết, áp dụng các biện pháp phòng bệnh rộng rãi, bắt buộc đối với toàn bộ cán bộ giáo viên trong toàn trường.

           - Báo cáo hàng ngày tình tình hình diễn biến của dịch,thường xuyên tham mưu các biện pháp phòng, chống dịch để nhận được các chỉ đạo kịp thời.

            - Huy động các ban, ngành đoàn thể tham gia vào các đội sơ cứu, hướng dẫn người bệnh và người nhà bệnh nhân các biện pháp chăm sóc và phòng bệnh.

          - Thường xuyên đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác giám sát , chuẩn đoán điều trị, dự phòng sử lý ổ dịch để kịp thời điều chỉnh các hướng dẫn, chỉ đạo phù hợp với đặc điểm dịch bệnh.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

       1. Công tác chung.

         - Phối hợp chặt chẽ với ban chỉ đạo phòng chống cúm A(H7N9) trạm y tế xã và các cơ quan ban nghành của địa phương chỉ đạo, nghiêm túc thực hiện kịp thời các biện pháp khẩn cấp phòng chống dịch cúm A(H7N9)trong nhà trường.

          - Tăng cường vệ sinh cá nhân ,quy trình rửa tay bằng xà phòng ,cách đeo khẩu trang.Vệ sinh môi trường, trường học, đặc biệt bếp ăn bán trú.

          - Tăng cường giám sát dịch,phát hiện sớm những trường hợp nghi ngờ nhiễm vi rút cúm A(H7N9) thông báo kịp thời cho cơ sở y tế thẩm quyền để xử lý triệt để.

          - Vận động các tổ chức cá nhân trong và ngoài địa phương,trạm Y tế xã hỗ trợ thuốc, hóa chất, trang thiết bị phòng chống cúm A(H7N9)trong nhà trường.

        2. Công tác chuyên môn:

          - Tuyên truyền tới toàn bộ cán bộ giáo viên và phụ huynh học sinh về nội dung,biện pháp phòng chống dịch bệnh để mọi người hiểu biết tự giác trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

          - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vệ sinh môi trường ,vệ sinh ATTP,vệ sinh ăn uống,vệ sinh nguồn nước, vệ sinh cá nhân trẻ, vệ sinh trong và ngoài lớp.

        3. Các hoạt động của trường chưa có dịch bệnh:

          - Vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài trường .

          - Chuẩn bị tốt mọi đồ dùng vệ sinh cá nhân cho trẻ ,thực hiện tốt rửa tay bằng xà phòng,nước sạch.

          - Thường xuyên vệ sinh đồ dùng cá nhân trẻ, vệ sinh đồ dùng đồ chơi, vệ sinh bếp ăn bán trú sạch sẽ.

          - Xử lý nước thải, nhà vệ sinh sạch sẽ.

       4. Công tác kiểm tra giám sát

          - Tăng cường giám sát chặt chẽ thường xuyên các  hoạt động của trường để nhằm phát hiện sớm các biểu hiện của bệnh có thể xảy ra đối với các cháu và các cô trong trường để có biện pháp cách ly kịp thời.

          - Phối hợp với BGH, ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh kiểm tra thường xuyên.

         - Trên đây là kế hoạch và phương án phòng, chống dịch cúm A(H7N9) của ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh đề nghị  cán bộ giáo viên, nhân viên trong toàn trường nghiêm túc thực hiện, khi phát hiện người mắc biện pháp báo ngay cho BGH nhà trường và báo cáo cơ quan cấp trên để có biện pháp xử lý. Yêu cầu CB, GV, NV và HS toàn trường nghiêm túc triển khai thực hiện./.

 

Nơi nhận:    

- Phòng GD&ĐT (b/c);

- Trạm y tế phường (p/h);

- Lãnh đạo nhà trường (cđ);                                                           

- Mail CB,GV,NV (t/h);

- Lưu VP-YT.

                                                                                 

                                                HIỆU TRƯỞNG

                    

 

                     Nguyễn Phi Hùng